APEC là diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với 21 thành viên, bao gồm Việt Nam. APEC được thành lập vào năm 1989 với giá trị cốt lõi là thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực trên tinh thần tự nguyện và thiện chí. Tại diễn đàn, SCG đã hợp tác chặt chẽ với đơn vị tổ chức APEC 2022 Thái Lan để đưa khái niệm “bền vững” vào chương trình hội nghị, nhằm thúc đẩy hợp tác khu vực hướng tới tương lai bền vững.
Với ý tưởng của Không gian trưng bày “Cùng nhau hướng tới tương lai bền vững” của SCG tại Hội nghị Các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC (APEC 2022 Thái Lan) từ ngày 14-19/11/2022, SCG giới thiệu đa dạng các sáng kiến và dự án hợp tác nhằm chung tay phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, những điểm nổi bật bao gồm:
- Giải pháp Chuyển đổi năng lượng của SCG hướng đến mục tiêu giảm phát thải nhà kính. Sử dụng chất thải công nghiệp Biomass để thay thế nguồn nguyên liệu hóa thạch trong quá trình sản xuất hay sử dụng một loại nhiên liệu sinh khối chất lượng cao khác là “Than sinh học xanh – Green Biocoal”, một dạng nhiên liệu giúp gia tăng nhiệt trị bằng phương pháp tiên tiến, để thay thế cho than đá giúp giảm thiểu đáng kể việc đốt hở và bụi mịn PM2.5. Ngoài ra, giải pháp năng lượng sạch tích hợp “SCG Cleanergy” với mạng lưới điện thông minh giúp quản lý năng lượng sạch, nhằm dễ dàng giao thương điện năng từ năng lượng sạch.
- Chalom – Logo APEC 2022 Thái Lan: Logo đầu tiên và duy nhất trên thế giới được sản xuất bằng nghệ công nghệ in CPAC 3D – giải pháp in 3D quy mô lớn được làm bằng xi măng chứa hàm lượng carbon thấp của SCG cho các công trình xây dựng thân thiện với môi trường biển. Giải pháp cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ thi công, đồng thời giảm tải lượng rác thải ở mức tối thiểu 70%.
- Giải pháp Polyme sinh học thương hiệu “SCGC GREEN POLYMER” của ngành Hoá dầu SCG (SCGC). SCGC còn hợp tác với Braskem, nhà sản xuất polyme sinh học lớn nhất thế giới đến từ Brazil, để đầu tư và xây dựng “nhà máy khử nước etanol sinh học để sản xuất etylen sinh học và polyetylen sinh học” nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm nhựa sinh học và thúc đẩy ngành nhựa bền vững.
Bên cạnh đó, ở công tác tổ chức, kể từ tháng 11/2021, SCG đã sử dụng ý tưởng giấy tái chế để bày trí các địa điểm tổ chức hội nghị tại APEC 2022 – giái pháp này được gọi là giải pháp “Hội nghị Xanh”. Sau các buổi hội nghị, rác thải giấy và vật liệu trang trí sẽ được tái chế thành kệ sách cho thiếu nhi với vẻ ngoài bắt mắt, cấu trúc chắc chắn, đáp ứng nhu cầu sử dụng đồng thời giảm thiểu rác thải, theo tiêu chí BCG (Kinh tế sinh học – Bio, Kinh tế tuần hoàn – Circular, Kinh tế xanh – Green).
Không chỉ thể hiện cam kết ở cấp độ khu vực, SCG tại Việt Nam đã nỗ lực theo đuổi các nguyên tắc ESG xuyên suốt hoạt động của mình. Tập đoàn đã hợp tác chặt chẽ với chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Mới đây, SCG đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Hội nghị khởi động xây dựng kế hoạch hành động quốc gia thực hiện nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam” vào ngày 28/6/2022 và nhận được rất nhiều sự quan tâm, ủng hộ của cộng đồng địa phương.
Tố Uyên – TCKT.VN
© Tạp chí Kiến trúc
The post Các sáng kiến xanh thúc đẩy phát triển bền vững tại Diễn đàn APEC 2022 appeared first on Tạp chí Kiến trúc - Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Nhận xét