Mới đây, Hội đồng Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia, đại diện là Hội KTS Việt Nam đã có công văn số 04/GTKTQG2024 gửi tới tới Các Công ty, Văn phòng tư vấn kiến trúc trong lĩnh vực Quy hoạch, Kiến trúc, Nội thất, Cảnh quan…mời tham dự Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia 2024 – 2025 và nộp tác phẩm, dự án trước ngày 30/10/2024. Để giúp người dự thi thuận tiện lựa chọn tác phẩm, dự án, Tạp chí Kiến trúc tổng hợp 4 thể loại công trình, tác phẩm của Giải thưởng năm nay, trân trọng giới thiệu tới bạn đọc.
Là Giải thưởng chính thống cao nhất, có uy tín lâu đời nhất về Kiến trúc tại Việt Nam và được Nhà nước Việt Nam công nhận là cơ sở để xét tặng các Giải thưởng Quốc gia cao quý khác, Giải thưởng Kiến trúc Quốc gia được tổ chức xét chọn, trao giải định kỳ 2 năm 1 lần, đối với các 4 thể loại công trình, tác phẩm:
- Kiến trúc công trình;
- Kiến trúc nội – ngoại thất và Kiến trúc cảnh quan – Thiết kế đô thị;
- Quy hoạch;
- Nghiên cứu – Lý luận – Phê bình kiến trúc.
Tác giả đoạt GTKTQG sẽ được miễn điều kiện phát triển nghề nghiệp liên tục (CPD) khi gia hạn Chứng chỉ hành nghề kiến trúc.
Thể loại công trình, tác phẩm
A. Kiến trúc công trình
- A1. Kiến trúc nhà ở:
- Nhà ở riêng lẻ.
- Nhà chung cư, nhà thương mại, nhà ở công vụ, nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở hỗn hợp trong các khu đô thị, làng xã, ký túc xá,…
- A2. Kiến trúc công cộng:
- Công trình thương mại và dịch vụ hỗn hợp: Trung tâm thương mại, văn phòng và dịch vụ hỗn hợp, đa năng…
- Công trình nghỉ dưỡng: Resort, khách sạn, khu vui chơi giải trí…
- Công trình trụ sở: Cơ quan, công sở, văn phòng, viện nghiên cứu…
- Công trình trường học, bệnh viện: Trường học, bệnh viện – công trình chăm sóc sức khỏe…
- Công trình văn hóa và xã hội: Nhà hát, bảo tàng, nhà triển lãm, trung tâm trình diễn nghệ thuật, cung văn hóa, nhà cộng đồng, công trình tôn giáo…
- A3. Kiến trúc công nghiệp: Nhà máy, kho, xưởng, cụm công nghiệp, khu chế xuất và sản xuất khác…
- A4. Công trình đặc biệt: Tổ hợp thể thao, sân vận động, sân bay, nhà ga, bến tàu, cầu, đường…
- A5. Bảo tồn và thích ứng di sản kiến trúc: Các dự án bảo tồn hoặc khôi phục di sản kiến trúc, các dự án tái sử dụng thích ứng hoặc phát triển di sản kiến trúc.
B. Kiến trúc nội – ngoại thất và Kiến trúc cảnh quan – Thiết kế đô thị
- B1. Kiến trúc nội – ngoại thất
- B2. Kiến trúc cảnh quan – Thiết kế đô thị
C. Quy hoạch
- C1. Quy hoạch đô thị (quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết)
- C2. Quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, Quy hoạch xây dựng vùng huyện và Quy hoạch nông thôn (quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn)
- C3. Quy hoạch xây dựng các khu chức năng (quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch phân khu xây dựng và quy hoạch chi tiết xây dựng).
D. Nghiên cứu – Lý luận – Phê bình kiến trúc:
- D1. Tác phẩm nghiên cứu kiến trúc và Tác phẩm lý luận, phê bình kiến trúc (ấn phẩm xuất bản trong vòng 2 năm trước hạn nộp bài GTKTQG).
- D2. Tạp chí chuyên ngành kiến trúc – quy hoạch (xuất bản trong vòng 2 năm tính đến hạn nộp bài) và Tập hợp các bài báo theo chủ đề (có số lượng từ 5 bài trong vòng 2 năm tính đến hạn nộp bài GTKTQG).
- D3. Tác phẩm điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình về kiến trúc (tác phẩm phát sóng/ công chiếu trong vòng 2 năm trước hạn nộp bài GTKTQG).
Đối tượng dự giải
Tác giả là công dân Việt Nam có tác phẩm, công trình ở trong và ngoài nước; tác giả là công dân nước ngoài có tác phẩm và công trình kiến trúc tại Việt Nam với điều kiện:
- Tác giả dự giải không tham gia Hội đồng GTKTQG và không phải thành viên gia đình trực hệ (vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh chị em ruột) của ủy viên Hội đồng GTKTQG.
- Tác giả dự giải không tham gia Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức GTKTQG, Tổ Thư ký – Kỹ thuật.
- Tác giả là người chủ trì – chủ nhiệm thiết kế kiến trúc, chịu trách nhiệm chính trong việc sáng tác ý tưởng công trình, là chủ nhiệm các bộ môn trong đồ án quy hoạch…
- Mỗi tác giả/ nhóm tác giả có thể gửi nhiều tác phẩm dự thi khác nhau.
- Tác phẩm chưa tham gia GTKTQG lần nào, không vi phạm các quy định, tiêu chuẩn, quy phạm của pháp luật Việt Nam.
- Các công trình kiến trúc – Thể loại A, B đã hoàn thành xây dựng và nghiệm thu đưa vào sử dụng trước hạn nộp hồ sơ dự giải; Đồ án quy hoạch – Thể loại C được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước hạn nộp hồ sơ dự giải (khuyến khích các quy hoạch đã thực hiện hoàn chỉnh hoặc đa phần); Tác phẩm Nghiên cứu – lý luận – phê bình kiến trúc – Thể loại D đã được in ấn, xuất bản, phát hành, công chiếu trước hạn nộp hồ sơ dự giải.
Tiêu chí xét giải:
Các công trình và tác phẩm chưa từng tham dự GTKTQG nào, đáp ứng các tiêu chí theo từng thể loại dưới đây.
- Tiêu chí chung:
-
- Ý tưởng thiết kế có tính mới, sáng tạo kiến trúc theo hướng tiên tiến, hiện đại.
- Chú trọng tính bản sắc, bản địa, có ý nghĩa văn hóa, xã hội và nhân văn.
- Khuyến khích sáng tạo theo tiêu chí Kiến trúc Xanh Việt Nam và các tiêu chuẩn Kiến trúc xanh thế giới đang áp dụng.
- Khuyến khích các tác phẩm có tính lan tỏa cộng đồng, góp phần định hướng kiến trúc một cách tích cực.
- Kiến trúc công trình và Kiến trúc nội – ngoại thất (thể loại A, B):
-
- Giải pháp đáp ứng yêu cầu tổ chức không gian tốt, bao gồm dây chuyền công năng, tạo hình kiến trúc. Đáp ứng yêu cầu quy hoạch hợp lý, hài hòa mối quan hệ giữa nội thất với công trình, giữa công trình với cảnh quan môi trường xung quanh.
- Ứng dụng công nghệ – kỹ thuật hiện đại, sử dụng vật liệu tiên tiến, hiệu quả, thân thiện với môi trường.
- Quy hoạch đô thị và nông thôn (thể loại C):
-
- Khai thác hợp lý điều kiện cảnh quan tự nhiên và đặc điểm văn hóa của địa điểm trong tổ chức không gian đô thị và nông thôn, đảm bảo chất lượng môi trường sống và làm việc cho con người.
- Tiết kiệm tài nguyên – đặc biệt trong sử dụng đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên rừng trong các quy hoạch.
- Hướng tới tổ chức thực hiện phát triển bền vững, có giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu – Lý luận – Phê bình kiến trúc (thể loại D):
-
- Có tính khoa học, cung cấp kiến thức trong lĩnh vực kiến trúc từ truyền thống đến hiện đại và cập nhật các thông tin về xu hướng kiến trúc đương đại…
- Góp phần mở rộng và nâng cao trình độ nghề nghiệp cho kiến trúc sư và phổ cập kiến thức về nghệ thuật kiến trúc cho cộng đồng.
- Phản biện kiến trúc trên tinh thần xây dựng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kiến trúc, cổ vũ sáng tác kiến trúc theo hướng tiến bộ, nhân văn.
Chi tiết vui lòng xem tại Thông báo số 1 về Giải thưởng Kiến trúc quốc gia 2024 – 2024: https://www.tapchikientruc.com.vn/tin-tuc/thong-bao-so-1-ve-giai-thuong-kien-truc-quoc-gia-2024-2025.html
Xem thêm công văn số 04/GTKTQG2024 của Hội đồng Giải thưởng KTQG:
Trân trọng kính mời Quý độc giả quan tâm, tham gia.
© Tạp chí Kiến trúc
Nhận xét